Xét nghiệm chỉ số CRP giúp bác sĩ đánh giá mức độ viêm và theo dõi đáp ứng điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Chỉ số CRP là gì?

CRP là  viết tắt của từ protein C reactive – một protein được sản xuất chủ yếu bởi gan. CRP được biết đến là chất chỉ điểm cho phản ứng viêm trong cơ thể. Đây là thành phần không thể thiếu trong phản ứng của hệ miễn dịch đối với các tổn thương hay nhiễm trùng.

Chỉ số CRP thường sẽ tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm. Vì vậy, dựa vào chỉ số CRP, bác sĩ có thể xác định tình trạng viêm sớm hơn rất nhiều so với việc sử dụng tốc độ máu lắng. Bên cạnh đó, giá trị của chỉ số CRP cũng không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi globulin máu và hematocrit nên có giá trị chẩn đoán khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu thay đổi.

chỉ số crp là gì
Những điều cần biết khi xét nghiệm chỉ số CRP

2. Mục đích thực hiện xét nghiệm CRP

Xét nghiệm chỉ số CRP thường được thực hiện để:

  • Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu. Thông thường, nồng độ CRP sẽ tăng trong khoảng từ 2 – 6 giờ sau khi phẫu thuật và sau đó giảm xuống vào ngày thứ 3. Do đó, nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật thì có thể tình trạng nhiễm trùng đã xuất hiện.
  • Xác định tình trạng nhiễm trùng cũng như các bệnh lý gây viêm như ung thư hạch bạch huyết, bệnh của hệ thống miễn dịch (lupus), viêm và xuất huyết ruột, viêm khớp dạng thấp hay nhiễm trùng xương (viêm tủy xương);
  • Theo dõi và đánh giá khả năng đáp ứng với điều trị của các tình trạng bệnh lý nhiễm trùng (nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn). Nồng độ CRP tăng lên nhanh và giảm xuống bình thường nhanh chóng nếu đáp ứng với điều trị.

3. Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm CRP

Ở mức độ giới hạn bình thường thì chỉ số CRP sẽ ở mức 0 – 10mg/dl hay < 10mg/l. Bên cạnh đó, kết quả này cũng được dùng để đánh giá mức độ mắc bệnh tim mạch. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp nếu <1.0 mg/dL, trung bình là 1.0-3.0 mg/dL và ở mức cao khi > 3.0 mg dL.

Nếu chỉ số CRP cao trên 10mg/l thì có thể đó là hậu quả của một sự nhiễm trùng hay là một bệnh lý nào khác. Chỉ số này không có ích lợi gì trong việc đánh giá nguy cơ tim mạch mà chỉ phòng bệnh và bổ sung chẩn đoán. Trong trường hợp đó, bệnh nhân nên xét nghiệm lại sau 2 tuần hoặc khi đã hết tình nhiễm trùng để đánh giá lại nguy cơ tim mạch.

Ngoài ra, trong kết quả định lượng CRP, nếu chỉ số CRP tăng cao cần nghĩ ngay đến một số các phản ứng viêm cấp như:

  • Viêm tụy cấp;
  • Viêm khớp;
  • Viêm màng não do vi khuẩn;
  • Sốt thấp khớp cấp tính;
  • Hội chứng Reiter;
  • Bệnh Crohn;
  • Hội chứng viêm mạch;
  • Lupus ban đỏ hệ thống;
  • Nhồi máu hoặc tổn thương mô;
  • Nhồi máu cơ tim cấp tính;
  • Nhồi máu phổi;
  • Đào thải ghép thận;
  • Đào thải ghép tủy xương;
  • Chấn thương mô mềm;
  • Nhiễm khuẩn;
  • Nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu;
  • Bệnh lao;
  • Bệnh ác tính.

chỉ số crp là gìNhững điều cần biết khi xét nghiệm chỉ số CRP

➤ Xem thêm: Tìm hiểu thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM năm 2020

4. Một số yếu tố ảnh hưởng tới xét nghiệm CRP

Kết quả xét nghiệm CRP có thể chưa phản ánh đúng tình trạng viêm và vấn đề liên quan do các yếu tố ảnh hưởng như:

– Nồng độ CRP cao thường gặp ở bệnh nhân huyết áp cao, chỉ số khối cơ thể (BMI) cao, mắc hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, viêm mãn tính (như viêm khớp dạng thấp), nhiễm trùng mạn tính (viêm phế quản, viêm lợi) và nồng độ HDL thấp, triglyceride cao.

–  Nồng độ CRP cao ở phụ nữ trong giai đoạn sau thai kỳ hoặc những người đang sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormone.

– CRP tăng cao ở người hút thuốc lá hay người béo phì.

– CRP thấp do sụt cân, uống rượu bia, tập thể dục lâu dài và hoạt động nhiều.

– CRP giảm do sử dụng thuốc chống viêm không steroid, corticosteroid, statin, aspirin, thuốc chẹn beta giao cảm.

5. Quy trình thực hiện xét nghiệm CRP

Thông thường, khi tiến hành xét nghiệm chỉ số CRP, người bệnh sẽ không cần kiêng ăn hay uống. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân kiêng ăn từ 4 – 12 giờ trước khi lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo kết quả chính xác.

Quy trình lấy mẫu máu xét nghiệm CRP được thực hiện như bình thường. Chuyên viên y tế sẽ làm các thủ tục để lấy máu tĩnh mạch của bệnh nhân. Sau khi đã lấy máu để xét nghiệm thì bệnh nhân cần phải cân bằng lại bằng cách ép lên vùng đã lấy máu. Việc làm này sẽ giúp cho bạn có thể cầm máu và lấy tĩnh mạch máu không ảnh hưởng gì nghiêm trọng.

6. Phương pháp xét nghiệm CRP hiện nay

Hiện nay, có 3 phương pháp xét nghiệm CRP phổ biến đó là:

  • Phương pháp miễn dịch điện hóa phát quang.
  • Phương pháp Elisa.
  • Phương pháp miễn dịch đo độ đục.

Tùy thuộc vào nhu cầu xét nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân lựa chọn phương pháp xét nghiệm phù hợp.

Nguyên lý hoạt động: Khi tiến hành xét nghiệm, kháng thể kháng CRP sẽ kết hợp với phân tử nhỏ latex phản ứng với kháng nguyên trong bệnh phẩm tạo thành phức hợp kháng nguyên và kháng thể. Sự kết dính ở trong môi trường vật lý có bước sóng 340nm sẽ đo được độ đục (sự tăng độ hấp thụ quang tỷ lệ với nồng độ của chất cần đo).

Tổng hợp

Rate this post