Chế độ dinh dưỡng thai kỳ hợp lý là điều vô cùng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của người mẹ và quá trình phát triển của thai nhi. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo các thực phẩm vào con không vào mẹ.
Chế độ ăn cho từng giai đoạn của thai kỳ
Ở thời kỳ mang thai phụ nữ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi, cụ thể như:
- Canxi;
- Acid folic;
- Protein;
- Omega-3;
- Các loại Vitamin như Vitamin A, Vitamin B, Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E, Vitamin K;
- Sắt;
- Kẽm.
Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia dinh dưỡng công tác ở Viện dinh dưỡng quốc gia chỉ ra trong thời gian mang thai tùy vào từng giai đoạn sẽ cần bổ sung những nhóm chất khác nhau và lượng thức ăn khác nhau, bao gồm:
- Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không cần nạp thêm nhiều calo cho cơ thể. Mặc dù vậy sẽ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng như Vitamin, tinh bột, protein, các dưỡng chất cần thiết, đặc biệt cần bổ sung thêm axit folic với lượng khoảng 400 – 600 microgam/ ngày, duy trì sử dụng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ;
- Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ mẹ bầu cần chú ý bổ sung thêm 300 – 350 calo/ ngày, vào giai đoạn những tháng sau sẽ tăng lên 500 calo/ ngày. Bên cạnh đó mẹ bầu sẽ cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng sắt, canxi, vitamin;
- Giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày mẹ bầu cần bổ sung khoảng 300 calo/ ngày. Vì trong giai đoạn này cơ thể mẹ bầu sẽ tăng cân nhanh nên theo đó phải điều chỉnh chế độ dinh dưỡng ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các chất dinh dưỡng khác để thai nhi phát triển tốt nhất.
Xem thêm:
- Điểm danh các thực phẩm phòng chống đột quỵ hiệu quả
- Những thực phẩm làm tăng huyết áp người bệnh nên tránh
Bật mí các thực phẩm vào con không vào mẹ
Tùy từng giai đoạn mang thai phụ nữ sẽ cần bổ sung những nhóm thực phẩm khác nhau, dưới đây là một số loại thực phẩm giúp tăng cường chất dinh dưỡng tốt cho phát triển thai nhi mà không gây ra tình trạng thừa cân béo phì. Cụ thể như:
Tinh bột
Tinh bột nằm trong nhóm thực phẩm vào con không vào mẹ, do đó mẹ bầu nên sử dụng 2 – 3 chén cơm/ ngày.
Buổi sáng nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm chứa tinh bột như yến mạch, bánh mì, khoai lang hoặc gạo lứt.
Các loại thịt
Một số các loại thịt như thịt gà, thịt heo, thịt bò… Đều là nguồn cung cấp protein, sắt và nhiều dinh dưỡng khác tốt cho sức khỏe mẹ bầu và hỗ trợ tăng cân cho thai nhi.
Bên cạnh các loại thịt mẹ bầu nên bổ sung thêm những loại hải sản như trai, ngao, ốc, hến, cua, ghẹ, tôm, cá nhỏ… Các thực phẩm này sẽ cung cấp nguồn canxi tự nhiên để hỗ trợ phát triển cho xương và não bộ của thai nhi.
Mẹ bầu nên chú ý xây dựng đơn hàng ngày có bổ sung các loại thịt và mỗi thực phẩm nên thay đổi bữa 2 – 3 bữa/ tuần.
Sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa đều có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu như canxi, magie, vitamin D, protein… Đặc biệt trong đó có canxi và Vitamin D sẽ hỗ trợ thai nhi phát triển khung xương, tiếp đến protein và chất béo giúp cho ruột non tiết ra peptide YY – Đây là loại hormone đường ruột có tác dụng trong việc giảm cảm giác thèm ăn.
Nên duy trì uống từ 2 – 3 ly sữa/ ngày, thời điểm tốt nhất nên uống sữa sau bữa ăn chính khoảng 2 tiếng.
Các loại cá
Cá nằm trong nhóm thực phẩm ăn vào con không vào mẹ nhưng theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng nên hạn chế sử dụng thường xuyên những loại cá biển có chứa hàm lượng lớn thủy ngân như cá thu, cá ngừ… Có thể thay thế bằng những loại cá hồi, cá chim, cá cơm, cá rô phi, cá chép… Để cung cấp cho cơ thể mẹ bầu các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Omega 3 tốt cho sự phát triển của thai nhi.
Có nhiều cách để chế biến cá và thay đổi khẩu vị tránh bị nhàm chán như: Kho cá, luộc cá, nấu cháo, hấp, nấu canh… Mẹ bầu nên hạn chế ăn theo phương pháp rán để ngăn ngừa những nguy cơ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Rau củ
Rau xanh cung cấp rất nhiều chất xơ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra trong quá trình mang thai. Bên cạnh đó loại thực phẩm này cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi.
Tốt nhất mẹ bầu nên ưu tiên sử dụng những loại rau có màu xanh đậm bởi sẽ có chứa hàm lượng axit folic tốt cho máu và hệ thần kinh của trẻ. Rau củ bổ sung trong bữa ăn hàng ngày cùng là một cách để tạo nên sự đa dạng món ăn, luân phiên các loại rau củ quả trong tuần để bữa ăn thêm hấp dẫn.
Trái cây
Nhiều loại trái cây giúp bổ sung chất xơ và nhiều những loại Vitamin cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu, đặc biệt chế độ ăn thường xuyên ăn trái cây sẽ đem đến nhiều lợi ích như tốt cho đường tiêu hóa, giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ, đồng thời cung cấp dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Có thể sử dụng các loại quả theo nhiều cách khác nhau như làm sinh tố, ép nước, ăn trực tiếp trong các bữa phụ đều rất tốt cho sức khỏe.
Trứng
Trứng cũng là loại thức ăn được xếp vào top những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn 3 – 4 quả mỗi tuần là đủ.
Những loại thức ăn cần tránh trong quá trình mang thai
Bên cạnh các thực phẩm nên ăn để vào con không vào mẹ, các bà mẹ cũng cần phải tránh sử dụng các thực phẩm sau trong khi mang thai:
- Thức ăn hay đồ uống tẩm chất ngọt nhân tạo, có đường hoặc sirô ngọt.
- Không nên sử dụng quá nhiều các loại đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh như khoai tây chiên, kem, kẹo, bánh ngọt, bánh quy…Các chuyên gia khuyến cáo chỉ sử dụng các loại đồ ăn này ở tần suất thấp và đặc biệt không dùng nó thay thế cho bữa chính.
- Hạn chế ăn mặn
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa các chất béo không lành mạnh như bơ thực vật, nước sốt mayonnaise, bơ, nước thịt, nước sốt salad….
Với thông tin được toitainang.com.vn chia sẻ ở trên đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: Những thực phẩm vào con không vào mẹ. Từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.