HBsAg là một chỉ số quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác về khả năng mắc viêm gan B của người bệnh. Vậy chỉ số HBsAg bao nhiêu là nguy hiểm? Hãy đọc bài viết dưới đây để nắm được những thông tin liên quan đến vấn đề này nhé.

1. Chỉ số HBsAg là gì?

HBsAg là viết tắt của Hepatitis B surface Antigen – kháng nguyên bề mặt của siêu vi B. Đây là một trong những kháng nguyên của virus viêm gan B do Blumberg tìm thấy trong huyết thanh người.

Để kiểm tra một người có bị nhiễm virus viêm gan B hay không, cũng như xác định tình trạng virus trong cơ thể thì phải làm các xét nghiệm máu, trong đó xét nghiệm về chỉ số HBsAg là không thể thiếu. Theo đó, xét nghiệm HBsAg là một trong 5 hạng mục cơ bản của xét nghiệm viêm gan B. Kết quả thu được từ việc xét nghiệm máu sẽ cho biết người tham gia kiểm tra có nhiễm siêu vi B hay không.

HBsAg là lớp vỏ ngoài của virus và thường xuất hiện ở những người bị nhiễm virus viêm gan B trong 1 – 2 tuần. Thông thường, khi cơ thể bị phơi nhiễm virus viêm gan B, hệ miễn dịch của người đó sẽ xuất hiện kháng thể HBsAg để tiêu diệt HBsAg. Trong khoảng 4 – 6 tháng, đa số người bệnh dương tính với HBsAg sẽ chuyển sang âm. Đặc biệt, chỉ có khoảng 10 – 20% số bệnh nhân tiếp tục dương tính, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm gan B mạn tính.

Như vậy, chỉ số HBsAg có ý nghĩa để đánh giá người bệnh có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Tuy nhiên, xét nghiệm này không dùng để đánh giá chính xác loại virus đó đang hoạt động trong cơ thể người bệnh như thế nào.

chỉ số hbsag
Tìm hiểu chỉ số HBsAg trong xét nghiệm viêm gan B

2. Chỉ số HBsAg bao nhiêu là bình thường?

Để xác định chỉ số HBsAg người ta thường dùng đến chỉ số số S/CO là một thuật ngữ kỹ thuật. Đây là chỉ số cao nhất dùng để phân biệt giữa âm tính và dương tính. Cụ thể, đối với những người bị phơi nhiễm viêm gan B thường cho ra kết quả hiển thị HBsAg > 1.0S/S0 nghĩa là dương tính với viêm gan B, còn nếu chỉ số HBsAg < 1.0/S0 thì đó là âm tính với virus viêm gan B.

Trong trường hợp một người có chỉ số HBsAg cao (HBsAg > 1.0S/S0) thì người đó sẽ được chỉ định tiến hành thêm xét nghiệm định lượng HBV-DNA. Qua đó, có thể xác định số lượng cũng như mức độ hoạt động của virus và từ đó bác sĩ có cơ sở để đưa ra được phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Đối với trường hợp chỉ số HBsAg bình thường (HBsAg <1.0/S0), hay nói cách khác là xét nghiệm cho kết quả âm tính. Điều này cho thấy trong cơ thể người đó không có virus viêm gan B. Bên cạnh đó, nếu xét nghiệm Anti-HBs (kháng thể bề mặt HBsAg) âm tính thì nên nhanh chóng tiêm vacxin viêm gan B để phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp xét nghiệm HBsAg cho ra kết quả “âm tính giả” hoặc “dương tính giả”. Kết quả này có thể là do lỗi của kỹ thuật xét nghiệm, hoặc gen quy định cho chất bề mặt HBV bị đột biến hoặc bị mất. Vì vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng sức khỏe của bản thân.

chỉ số hbsag

Tìm hiểu chỉ số HBsAg trong xét nghiệm viêm gan B

➤ Xem thêm: Tìm hiểu triển vọng nghề nghiệp khi theo học Cao đẳng Dược TPHCM

3. Những lưu ý khi có kết quả xét nghiệm HBsAg dương tính

Xét nghiệm HBsAg dương tính có nghĩa là trong huyết thanh của người bệnh đang có kháng nguyên này. Điều này đồng nghĩa với việc người đó đã từng hoặc đang bị nhiễm virus viêm gan B. Tuy nhiên, để xác định được có cần điều trị hay không thì còn tùy trường hợp cụ thể.

Viêm gan B là một căn bệnh có diễn biến phức tạp, nếu phát hiện mình mắc bệnh này thì tuyệt đối không nên chủ quan, bởi virus viêm gan B có thể lây truyền dễ dàng cho người khác. Không chỉ vậy, bệnh này còn có thể phát triển nặng hơn và gây ra những biến chứng như xơ gan, ung thư gan đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, việc phát hiện và điều trị viêm gan B sớm là rất quan trọng.

Những lưu ý khi có kết quả xét nghiệm dương tính với virus viêm gan B:

– Khi được chẩn đoán nhiễm viêm gan B, người bệnh cần ý thức được mức độ nguy hiểm của bệnh. Từ đó thực hiện các biện pháp an toàn và tránh lây nhiễm virus cho những người xung quanh.

– Người thân trong gia đình không nên dùng chung vật dụng cá nhân với người bệnh tránh nhiễm dịch như bàn chải đánh răng, khăn tắm, dao cạo râu, bồn tắm…

– Người bệnh nên nói với bạn tình về tình trạng bệnh của mình và không tuyệt đối không quan hệ khi chưa có biện pháp an toàn.

– Khi người bệnh bị chảy máu hoặc bị tổn thương và cần đến sự hỗ trợ của người khác để xử lý vết thương thì cần thông báo cho họ biết mình đang mang virus viêm gan B.

– Bệnh nhân nên thực hiện xét nghiệm và tái khám định kỳ để biết được tình trạng bệnh và nhận tư vấn có nên điều trị bệnh hay không của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

– Nếu xét nghiệm HBsAg cho kết quả dương tính, điều đầu tiên bạn nên vận động người thân trong gia đình đi xét nghiệm kiểm tra xem còn ai bị mắc bệnh không.

– Trường hợp phụ nữ đang mang thai mà bị nhiễm virus viêm gan B, thì đứa bé ngay khi sinh ra phải được tiêm thuốc trong vòng 12 giờ đầu tiên. Bên cạnh đó, người mẹ tuyệt đối không được cho con bú sữa vì virus sẽ lây qua đường sữa mẹ.

Tổng hợp

Rate this post