Chỉ số BMI trẻ em giúp đánh giá được tình trạng phát triển thể chất của cơ thể trẻ, từ đây điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt và luyện tập để cơ thể phát triển khỏe mạnh. Mời bố mẹ cùng tham khảo bài tổng hợp dưới đây.

1. Khái niệm chỉ số BMI trẻ em

BMI là viết tắt của Body Mass Index hay còn gọi là chỉ số khối cơ thể, giúp đánh giá tình trạng thể chất béo hay gầy của mỗi người. Chỉ số này do Adolphe Quetelet nhà bác học người Bỉ đưa ra năm 1832.

Chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức:

BMI = Cân nặng/ [(Chiều cao)x(Chiều cao)]

Tức là chỉ số khối cơ thể được tính bằng cân nặng của người đó chia cho bình phương chiều cao. Ở đây cân nặng được tính bằng kg, chiều cao được đo bằng mét.

chỉ số BMI trẻ em
Khái niệm chỉ số BMI trẻ em

Xem thêm: Chỉ số BMI là gì? Chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường?

2. Hướng dẫn cách đọc bảng chỉ số BMI trẻ em

Chỉ số BMI được tính ra thể hiện dưới dạng phần trăm có thể thu được từ một biểu đồ.

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi là chỉ số thường được sử dụng nhất để đo lường kích thước và mô hình tăng trưởng của trẻ em và thanh thiếu niên từ 2 tuổi – 20 tuổi.

Ví dụ: Một em bé 2 tuổi có chiều cao 90 (cm) và cân nặng 13.5 (kg). Ta có BMI = 13.5/ (0.9 x 0.9) = 16.67. Như vậy, đối chiếu với bảng phân loại trên bé có chỉ số khối cơ thể BMI bình thường nằm trong mức phát triển khỏe mạnh.

chỉ số bmi của trẻ
Bảng phân loại chỉ số BMI trẻ em  từ 2 đến 20 tuổi

Click ngay: Tìm hiểu chỉ số EQ bao nhiêu là cao

3. Các mốc chỉ số BMI trong biểu đồ tăng trưởng

Chỉ số BMI dưới 5% (vùng màu trắng): Trẻ thuộc tình trạng thiếu cân, rất dễ gặp phải các chứng bệnh loãng xương, hạ huyết áp, sức khỏe suy yếu. Cơ thể không được nạp lượng dinh dưỡng đầy đủ dẫn đến còn xương, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, khô da, khô tóc.

Chỉ số BMI từ 5% tới 85% (vùng màu xanh lá cây): Chỉ số thuộc vùng này phản ánh mức phát triển thể chất lý tưởng của trẻ, với cân nặng và chiều cao cân đối, cơ thể trẻ sẽ ít nguy cơ bệnh tật, trẻ khỏe mạnh, năng động và nhanh nhẹn hơn.

Chỉ số BMI từ 85% – 95% (vùng màu vàng): Cảnh báo tình trạng trẻ cơ nguy cơ béo phì, thừa cân. Dễ dẫn đến các tình trạng tiểu đường, huyết áp cao, bệnh lý mạch vành, rối loạn lipid máu. Nặng có thể dẫn đến mắc các bệnh như ngưng thở khi ngủ, thiếu oxy lên não, ung thư, gan nhiễm mỡ …

Chỉ số BMI trên 95% (vùng màu đỏ): Tình trạng béo phì, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của cơ thể. Tốt nhất khi có nguy cơ béo phì hoặc thừa cân cần phải xây dựng một kế hoạch ăn uống, tập luyện phù hợp và nghiêm túc đến tránh mắc phải những bệnh lý nguy hiểm.

chỉ số bmi bình thường của trẻ 6 tuổi
Cần duy trì chỉ số BMI của trẻ ở mức bình thường

4. Giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh và cân đối cần phải làm gì?

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng, bổ sung nhiều rau củ quả, nước trái cây hàng ngày giúp cơ thể tiêu hóa khỏe mạnh. Khuyến khích trẻ ăn nhiều rau củ trong các bữa ăn chính và bữa phụ.

Tích cực luyện tập thể thao, duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý. Ít nhất dành 1 tiếng mỗi ngày cho hoạt động vận động thể chất.

Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có đường, nước ngọt, café sữa, các loại chất kích thích.

Tránh ăn thức ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ.

Trên đây là các thông tin liên quan đến chỉ số BMI của trẻ. Bố mẹ hãy lưu ý để chăm sóc con phát triển khỏe mạnh nhé.

5/5 - (1 bình chọn)