Việt Nam là một đất nước có lượng ánh sáng mặt trời chiếu vào khá cao, chỉ số tia UV hôm nay cũng đạt ngưỡng đáng kể. Lâu nay chúng ta thường nghe về nhiều chỉ số UV và tia UV thế nhưng không phải ai cũng biết rõ được chỉ số UV là gì và mức độ của chỉ số.
Chỉ số UV là gì? Tia UV là gì?
Tia UV (Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X. Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 – 200 nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 – 10 nm).
Chỉ số UV là gì?
Tia này được chia thành 3 loại khác nhau với các mức độ ảnh hưởng khác nhau: tia UVA (bước sóng từ 380 – 315 nm) còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen, tia UVB (bước sóng 315 – 280 nm) còn được gọi là sóng trung, tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280 nm) còn gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng
Tia UV có ở đâu?
Như vậy chúng ta đã biết chỉ số tia UV là gì và có bao nhiêu mức độ khác nhau. Và những tia này đến từ đâu? Nếu chúng ta để ý, mặt trời có 3 loại tia cực tím: UVA, UVB và UVC, có ánh sáng mặt trời nghĩa là có tia cực tím.
- Tia tử ngoại UVA (380 – 315 nm): không bị lớp ozon hấp thụ, có thể nhìn thấy đối với chim, côn trùng và cá.
- Tia tử ngoại UVB (315 – 280 nm): bị lớp ozon hấp thụ phần lớn.
- Tia tử ngoại UVC (280 – 100 nm): bị lớp ozon và khí quyển hấp thụ hoàn toàn.
Ở những nơi không gian rộng thì mức độ UV thường lớn
Mức độ ảnh hưởng và mật độ tia UV phụ thuộc các yếu tố:
- Vị trí địa lý: ở những vùng nhiệt đới cường độ của tia UV thường lớn, đặc biệt là các khu vực gần xích đạo.
- Độ cao so với mực nước biển: Độ cao cao hơn mực nước biển thường tỉ lệ thuận với cường độ của UV.
- Thời điểm trong ngày: Khi mặt trời lên đến đỉnh điểm vào thời gian buổi trưa. Lúc này, ánh sáng chiếu vuông góc với mặt đất lên đỉnh đầu thì tia bức xạ UV là cao nhất
- Khung cảnh và môi trường: Ở những nơi không gian rộng thì mức độ UV thường lớn như: bề mặt tuyết và bề mặt cát biển. Đối với các khu vực thành phố thường ít tia UV hơn do tập trung các tòa nhà cao tầng và bóng râm, cây cối ở trong thành phố.
>>>Tham khảo thêm: Những điều cần biết về chỉ số Apgar ở trẻ sơ sinh để có sức khỏe tốt
Tia UV bao nhiêu là có hại?
Có những chỉ số UV an toàn thế nhưng cũng có mức mang tới sự gây hại đối với cơ thể và môi trường.
- Tia UVA (380 – 315 nm): có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da.
- Tia UVB (315 – 280 nm): Có khả năng xuyên một phần qua ozon và khí quyển, gây say nắng, tổn thương và làm đen da.
- Tia UVC (280 – 100 nm): tia UV có năng lượng cao nhất, gây ung thư da nhưng đã có tầng ozon chặn lại.
Bảo vệ da khỏi tia UV bằng cách nào?
Sử dụng các sản phẩm hấp thụ tia cực tím để bảo vệ da
- Che đậy: Khi ra ngoài nắng, bạn nên mặc quần áo kín để có thể che đi được vùng nắng chiếu trực tiếp vào làn da của bạn.
- Sử dụng kem chống nắng: Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem chống nắng. Trước khi ra ngoài hãy thoa một lớp để bảo vệ làn da.
- Đội mũ: Những chiếc mũ rộng vành là một phương án cứu cánh cho chính bạn.
- Sử dụng các sản phẩm hấp thụ tia cực tím: Kính râm không phải là đắt tiền, nhưng chúng có thể ngăn chặn 99 – 100 % bức xạ UVA và UVB.
Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã biết được chỉ số UV là gì? Hãy bỏ túi những bí kíp để bảo vệ cơ thể của mình nhé!