Chúng ta thường nghe nhắc về các chỉ số AQ, IQ và EQ của con người nhưng không phải ai cũng phân biệt được và hay nhầm lẫn các chỉ số với nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về từng loại chỉ số này.

 1. Chỉ số IQ, AQ, EQ là gì?

 IQ và EQ là hai chỉ số khá phổ biến nhưng thường bị nhầm lẫn với nhau. Ngược lại, AQ lại là chỉ số ít phổ biến và được ít người biết đến hơn. Cùng tìm hiểu chỉ số IQ và EQ là gì, cũng như tại sao lại có chỉ số AQ?

– Chỉ số IQ, viết tắt của Intelligence Quotient, nghĩa là chỉ số thông minh. Khái niệm này lần đầu được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra vào những năm cuối thế kỷ 19. Đến năm 1917, khái niệm này nhanh chóng trở nên thông dụng ở Mỹ và dần lan sang các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới

Ban đầu, chỉ số này được tính bằng cách lấy tuổi trí tuệ chia cho tuổi thực tế rồi nhân với 100. Tuy nhiên, cách tính này có nhiều khuyết điểm và dần được phát triển thành các cách tính khác có độ chính xác cao hơn. Người ta dùng chỉ số thông minh để xác định mối liên hệ với sự thành công trong học tập, công việc, thậm chí là sức khỏe và tuổi thọ.

– Chỉ số EQ, viết tắt của Emotional Quotient, nghĩa là chỉ số cảm xúc. Thuật ngữ này được sử dụng để xác định trí thông minh về mặt cảm xúc của một người, tức khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của chính bản thân mình hoặc của những người xung quanh.

Những người có chỉ số cảm xúc EQ cao là những người biết tự đánh giá bản thân mình, xác định được điểm yếu, điểm mạnh của chính mình và người khác, đồng thời biết cách giữ bình tĩnh và lạc quan trong cuộc sống. EQ là chỉ số thông minh về mặt cảm xúc.

– Chỉ số AQ, viết tắt của Adversity Quotient, nghĩa là chỉ số vượt khó. Khái niệm này biểu thị khả năng vượt lên khó khăn, nghịch cảnh của một người, dựa vào phương diện tâm lý. Chỉ số AQ cho biết ai là người có chí tiến thủ hoặc ai là người hay bỏ dở giữa chừng.

chỉ số iq aq eq là gì

Cách đo chỉ số AQ, IQ và EQ 

2. Sự khác nhau về chỉ số AQ, IQ và EQ như nào?

– Chỉ số IQ: Theo Binet, thang điểm đánh giá chỉ số thông minh như sau: 140 trở lên là thiên tài, từ 120 – 140 là rất thông minh, từ 110 – 120 là thông minh, từ 90 – 110 là trung bình, từ 80 – 90 là trí tuệ hơi kém, từ 70 – 80 là trí tuệ kém, từ 50 – 70 là dốt nát, từ 25 – 50 là đần độn và từ 0 – 25 là ngu. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số thông minh như kích cỡ bộ não, di truyền, chủng tộc, giới tính, tôn giáo, sức khỏe, môi trường, giáo dục,…

– Chỉ số EQ: Có 2 mô hình kiểm tra chỉ số EQ phổ biến nhất là mô hình cảm xúc năng lực và mô hình cảm xúc đặc điểm. Ở bài kiểm tra theo mô hình cảm xúc năng lực, người làm bài kiểm tra cần trả lời các câu hỏi về hành vi. Còn ở bài kiểm tra theo mô hình cảm xúc đặc điểm, người làm bài kiểm tra sẽ phải trả lời những câu hỏi mang tính cá nhân, tự trả lời để bộc lộ tính cách của mình.

– Chỉ số AQ: Để đo chỉ số AQ một cách chính xác nhất, người ta dùng sinh trắc học dấu vân tay. Với công nghệ phân tích phân mật độ dày đặc, độ ngắn dài, và hình dạng của dấu vân tay, người ta sẽ xác định được chỉ số TFRC (Total Fingerprint Ridge Count) – tổng số đường vân trên 10 đầu ngón tay. Từ đó, ta sẽ các định được các chỉ số thông minh, trong đó có chỉ số AQ, cũng như đặc điểm tính cách, điểm yếu và điểm mạnh của từng người.

đo chỉ số iq và eq

Người có chỉ số IQ từ 140 trở lên được coi là thiên tài – nhà bác học Albert Einstein có chỉ số IQ 160

Như vậy, chỉ số AQ, IQ và EQ đều là chỉ số thông minh, nhưng xét trên các phương diện khác nhau. Nếu như IQ xét về mặt trí tuệ thì EQ xét về mặt cảm xúc và AQ xét về mặt tâm lý. Có nhiều hình thức thực hiện các bài kiểm tra IQ khác nhau ở từng người, tuy vậy thì hầu hết trong các cách đo chỉ số IQ và EQ đó đều hướng tới mục tiêu phân tích khả năng ngôn ngữ, toán học, xử lý hình ảnh cũng như trí nhớ và tốc độ xử lý thông tin của mỗi người.

Xem thêm:

>> Thang đo chỉ số EQ quan trọng không kém gì IQ

5/5 - (1 bình chọn)