Thông thường, khi đánh giá trình độ của một người, ta hay quan tâm đến chỉ số thông minh (IQ) của người đó. Nhưng ngày nay, mọi người cũng quan tâm hơn đến một chỉ số khác ngoài IQ và cũng quan trọng không kém đó là thang đo chỉ số EQ.
1. Chỉ số EQ là gì?
EQ là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Emotional Quotient, nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc. Nó dùng để đo đạc sự sáng tạo, tưởng tượng, khả năng điều khiển cảm xúc của mỗi người. Những người có chỉ số EQ cao thì thường biết nhìn nhận, đánh giá vấn đề chính xác, kiềm chế được cảm xúc của bản thân rất tốt nên họ rất dễ được các ông chủ tín nhiệm hoặc trở thành chính những nhà lãnh đạo tài giỏi. Họ còn gây được ảnh hưởng lớn lên người khác. Do vậy, các doanh nghiệp ngày nay khi tuyển dụng thường quan tâm nhiều đến chỉ số EQ hơn là IQ như trước đây.
Chỉ số EQ cao thường dễ thành đạt trong công việc và cuộc sống
Để đánh giá chỉ số EQ thì bạn cần phải thực hiện một bài kiểm tra nho nhỏ, cũng tương tự như kiểm tra trí thông minh IQ.
Xem thêm:
2. Có EQ cao sẽ biểu hiện như thế nào?
Những người có chỉ số EQ cao sẽ có các đặc điểm về tính cách khác biệt khá nhiều so với người bình thường. Cụ thể:
– Kiềm chế bản thân: có thể nói những người có EQ cao có được sự rắn rỏi về cảm xúc. Họ biết né tránh những cuộc vui vô bổ cuối tuần nếu nó ảnh hưởng đến công việc và mục tiêu của họ. Họ ý thức được lúc nào nên dừng lại trên bàn nhậu. Nói một cách khái quát, họ biết khi nào là đủ cho bản thân và luôn kiên định, quyết đoán với những mục tiêu mình đã đề ra.
– Không bị chi phối bởi cảm xúc: những người sở hữu chỉ số cảm xúc cao thường dễ đồng cảm và sẻ chia với mọi người xung quanh, thế nhưng chính bản thân họ không hề bị cảm xúc của người khác chi phối mà luôn giữ được sự tỉnh táo cần thiết.
– Lạc quan: khi rơi vào tình huống khó khăn, những người EQ cao không than vãn, trách móc mà sẽ giữ cho bản thân một tinh thần lạc quan để tìm ra cách giải quyết mớ rắc rối đó. Họ có những cách riêng để quên đi những suy nghĩ tiêu cực như nhìn lại những thành công họ đã đạt được và nỗ lực hơn. Không phải họ không suy nghĩ tiêu cực, chỉ là họ không để bản thân lún quá sâu mà thôi.
– Tự lập: họ không dựa dẫm vào người khác mà tìm cách tự lập và thích nghi với hoàn cảnh. Thay vì hi vọng ở sự giúp đỡ từ người khác rồi lại càng thất vọng hơn, họ chọn cách tự mình hoàn thành mọi thứ. Điều đó giúp họ nhận ra khả năng thật sự cũng như giá trị của bản thân.
– Tinh thần trách nhiệm và tạo động lực: những người có EQ cao có tình thần trách nhiệm rất cao, không đổ lỗi cho người khác khi có sự cố xảy đến. Họ cũng có thể tự khuyến khích và tạo ra động lực làm việc cho bản thân, tự thúc đẩy mình hàng ngày để vươn cao hơn và thành công hơn nữa.
Người có EQ cao có thể tự tạo động lực cho bản thân
Với Việt Nam, tình trung bình chỉ số IQ ở mức cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và cũng thuộc loại khá trên thế giới. Nhưng chỉ số EQ trung bình của người Việt Nam lại ở mức độ tương đối thấp.
3. Làm thế nào để kiểm tra EQ?
Có nhiều bài kiểm tra EQ khác nhau đang hiện diện trên Internet, nhưng bài kiểm tra chỉ số EQ thông dụng và đạt mức độ chính xác cao nhất là bài test của Daniel Goleman – một nhà khoa học và cũng là nhà báo nổi tiếng của Mỹ. Điều thú vị là hiếm có người nào có cả 2 chỉ số đều cao. Người có IQ cao thì EQ sẽ thấp và ngược lại. Bạn chỉ cần dành chút thời gian lên Internet tìm kiếm và thực hiện thì sẽ biết được chỉ số EQ của mình dễ dàng.
Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đã có những hiểu biết cơ bản về chỉ số thông minh cảm xúc EQ cũng như tầm quan trọng của nó trong tuyển dụng việc làm hiện nay.