Vào mỗi giai đoạn của thai kỳ, mẹ bầu cần cần cung cấp những dinh dưỡng khác nhau để thai nhi phát triển toàn diện. Hãy tham khảo những loại thực phẩm ăn vào con không vào mẹ mà vẫn đảm bảo bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho bé.

Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng ở mẹ bầu

Ăn gấp đôi cho cả 2 người

Một số mẹ bầu nghĩ rằng cần phải ăn gấp đôi lượng thức ăn bình thường để đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng trong thời gian mang thai để mẹ khoẻ mạnh, em bé phát triển tốt. Tuy nhiên, thai nhi trong bụng có một trọng lượng rất nhỏ và không đáng kể, do đó lượng dinh dưỡng cho bé không thể như một người lớn bình thường. 

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu chỉ cần ăn nhiều hơn so với bình thường một chút là đủ. Bên cạnh đó, trong mỗi giai đoạn của thai kỳ, thai nhi cần nhiều dưỡng chất khác nhau để phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ. Nếu mẹ bầu không bổ sung dưỡng chất hợp lý thì kết quả chỉ có mẹ ngày càng tăng cân, trong khi em bé lại có ít các chất dinh dưỡng.

Chia nhỏ bữa ăn nhưng không giảm khẩu phần

Thông thường, khi mẹ bầu khi đi khám thai sẽ được các bác sĩ khuyên nên chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có nhiều người chưa hiểu đúng theo lời khuyên này, họ chia nhiều bữa ăn trong một ngày, nhưng lượng thức ăn mỗi bữa lại không đổi. 

Thay vì ăn một ngày chỉ ăn 3 bữa chính thì mẹ bầu nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ, bao gồm 3 bữa chính và các bữa phụ. Đồng thời khẩu phần ăn mỗi bữa sẽ được giảm đi để hạn chế lượng thức ăn nạp vào quá nhiều trong một ngày. Việc chia nhỏ bữa ăn sẽ giúp bà mẹ nạp đủ calo và chất dinh dưỡng, cũng như ổn định lượng đường trong máu và giảm tích tụ mỡ thừa.

Nhịn ăn vì sợ tăng cân

Các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ đang mang thai không được thực hiện chế độ ăn kiêng để giảm cân trong thai kỳ. Thế nhưng, có một số bà mẹ vì sợ tăng cân quá nhiều nên đã nhịn ăn. Chế độ ăn uống trong thời gian này góp phần rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nên mẹ bầu không nên nhịn ăn, mà cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý với thực phẩm ăn vào con không vào mẹ. 

thực phẩm ăn vào con không vào mẹTop những loại thực phẩm ăn vào con không vào mẹ

Xem thêm: Thực phẩm làm giảm nước ối mẹ bầu nên tránh xa để thai nhi khỏe mạnh

Chế độ ăn cho từng giai đoạn của thai kỳ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu 3 tháng đầu nên sử dụng lương thức ăn như người bình thường, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối có thể tăng lên đôi chút.

  • Giai đoạn 3 tháng đầu: Trong giai đoạn này, các bà mẹ không cần phải nạp thêm calo, nhưng phải luôn đảm bảo cung cấp đủ các chất như tinh bột, protein, vitamin và các dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, bổ sung Axit folic đầy đủ khoảng 400 – 600 microgam mỗi ngày và trong suốt 12 tuần đầu tiên của thai kỳ.
  • Giai đoạn 3 tháng giữa: Trong giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung thêm 300 – 350 calo mỗi ngày, sau đó có thể nâng lên 500 calo/ngày. Mẹ bầu cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng như sắt, canxi và vitamin…
  • Giai đoạn 3 tháng cuối: Trong những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung thêm khoảng 300 calo mỗi ngày. Nếu cơ thể tăng cân nhanh, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ ăn uống ít tinh bột, giảm chất béo, đồng thời hãy ăn nhiều hoa quả, rau xanh và các chất dinh dưỡng khác cho thai nhi.

Những loại thực phẩm ăn vào con không vào mẹ

Tăng cân là điều tất yếu khi mang thai, tuy nhiên tăng cân quá nhiều sẽ không tốt cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số loại thực phẩm ăn vào con không vào mẹ, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi, đồng thời không gây thừa cân cho mẹ.

Tinh bột

Tinh bột là dưỡng chất không thể thiếu đối với mẹ bầu và thai nhi, nhưng nếu ăn không đúng cách hoặc lượng nạp vào quá nhiều có thể gây tiểu đường hoặc tăng cân nhiều. 

Để loại thực phẩm ăn vào con không vào mẹ thì bạn hãy lựa chọn tinh bột từ gạo lứt, khoai lang, yến mạch.

Hàng ngày, mẹ bầu chỉ cần ăn 2 – 3 chén cơm và bổ sung thêm các thực phẩm khác. Vào bữa phụ, mẹ có thể ăn bánh mì nguyên cám, ngũ cốc để cung cấp chất xơ thay vì ăn bánh ngọt.

Trứng

Trứng cũng là một trong những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ, giúp cung cấp chất đạm cho cơ thể bé. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn 3 – 4 quả mỗi tuần là đủ.

Rau củ

Rau củ là nguồn thực phẩm bổ sung chất xơ tốt nhất cho mẹ bầu, giúp ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ. Bên cạnh đó, nguồn thực phẩm ăn vào con không vào mẹ còn có thể cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác cho thai nhi. 

Các mẹ bầu có thể lựa chọn các loại rau có màu xanh đậm như súp lơ xanh, rau bina, cải bó xôi, rau dền, vì đây là nguồn cung cấp axit folic tự nhiên tốt cho máu và hệ thần kinh của trẻ. Ngoài ra, các loại rau củ màu khác cũng không nên bỏ qua nhằm tạo nên sự đa dạng cho bữa ăn. Việc đa dạng thực đơn ăn luân phiên các loại rau củ quả để bữa ăn thêm phần hấp dẫn và giúp cân bằng dưỡng chất.

thực phẩm ăn vào con không vào mẹTop những loại thực phẩm ăn vào con không vào mẹ

Xem thêm: Top 8 thực phẩm nên ăn vào ngày đèn đỏ và tuyệt đối nên tránh thực phẩm gì?

Các loại cá và hải sản

Cá và hải sản cũng là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, chúng chứa rất nhiều DHA, canxi, Omega 3 tốt cho sự phát triển não bộ và xương khớp của thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên hạn chế ăn các loại cá biển chứa thủy ngân như cá ngừ, cá thu… Thay vào đó, có thể dùng các loại cá như cá hồi, cá cơm, cá chép, cá chim, rô phi… Đây cũng là các loại thực phẩm ăn vào con không vào mẹ hiệu quả nhất. 

Với các loại tôm hoặc cá nhỏ, có thể ăn luôn phần vỏ hoặc xương để cung cấp nhiều canxi cho bé. Những loại hải sản như cua, hến, ốc, ghẹ, trai, ngao… đều tốt cho mẹ bầu. Bạn có thể đa dạng các phương thức chế biến như luộc, hấp, nướng, nấu cháo, nấu canh…

Các loại thịt

Các loại thịt như thịt bò, thịt lợn, thịt gà… là những nguồn thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt. Các loại thực phẩm này sẽ giúp phát triển hệ cơ, các tế bào máu và hỗ trợ tăng cân cho thai nhi. Các mẹ bầu hãy xây dựng thực đơn ăn uống luân phiên mỗi thực phẩm trên từ 2 – 3 bữa mỗi tuần để cân bằng dưỡng chất.

Các loại trái cây ít đường

Trái cây được xem là thực phẩm ăn vào con không vào mẹ cung cấp giúp bổ sung chất xơ và các vitamin cần thiết khác. Việc bổ sung trái cây vào chế độ ăn vừa tốt cho hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ, vừa cung cấp dinh dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Ngoài việt ăn trực tiếp, mẹ có thể chế biến nước ép hoặc sinh tố hoa quả để bổ sung cho các bữa phụ.

Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý nên chọn những loại trái cây không quá ngọt vì dễ gây nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Những loại quả được khuyến khích bao gồm cam, bưởi, dâu tây, kiwi, táo đỏ… Bên cạnh đó, mẹ bầu cần hạn chế ăn nhãn, vải, sầu riêng vì khá nóng đồng thời chứa nhiều đường. 

Sữa không đường và các chế phẩm từ sữa

Sữa không đường và các chế phẩm từ sữa cũng là những thực phẩm ăn vào con không vào mẹ. Do đó, các mẹ nên bổ sung sữa trong suốt thai kỳ để tăng cường các chất dinh dưỡng như protein, canxi, vitamin D… Hãy uống 2 – 3 ly sữa tươi mỗi ngày và nên uống sau bữa ăn chính 2 tiếng để tránh cảm giác no trước khi ăn.

Các loại hạt 

Trong quá trình mang thai, các chuyên gia thường khuyên mẹ bầu bổ sung các loại chất béo không bão hòa từ thực vật như dầu hạt cải, dầu oliu, dầu hạt hướng dương. Bên cạnh đó, các loại ngũ cốc và hạt như macca, hạt sen, hạnh nhân, óc chó cũng rất tốt cho bé mà không làm mẹ tăng cân.

Rate this post